Bạn cần thay dây curoa cho máy giặt khi:
- Máy giặt phát ra âm thanh ồn ào trong lúc máy đang hoạt động.
- Lồng giặt không quay, máy giặt không hoạt động.
- Phát hiện dây curoa bị giãn, hỏng, tụt, đứt.
- Dây curoa bị đứt có thể do phần trục chuyển động của máy giặt bị đơ, các bộ phận bi, bạc, phớt đã bị hỏng,…
Các loại dây curoa
Với các loại máy giặt truyền động gián tiếp, chuyển động quay của lồng giặt được thực hiện thông qua dây curoa nối giữa động cơ (motor) của máy giặt và lồng giặt.
Khi động cơ của máy giặt được khởi động, dây curoa sẽ truyền lực quay từ động cơ lên lồng giặt qua bánh đà (ròng rọc) được gắn bên dưới hoặc phía sau lồng giặt, giúp xoay lồng giặt. Vì vậy, sau 1 thời gian dùng dây curoa, cần kiểm tra dây còn hoạt động tốt hay không.
Các kích cỡ dây curoa thường là: M18, M18.5, M19, M19.5, được nhà sản xuất in mã số trực tiếp trên dây giúp chúng ta có thể dễ dàng phân biệt.
Bước 1: Ngắt kết nối dòng điện với thiết bị để bảo đảm an toàn, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Bước 2: Kiểm tra xem nắp thùng máy giặt nằm vị trí nào (bên hông máy giặt hoặc phía sau lưng), để mở ra thay dây.
Bước 3: Dùng một miếng lót có khả năng thấm nước và lót phía dưới máy giặt. Nhờ đó, nước từ máy giặt sẽ không bị rò rỉ ra nền nhà. Đồng thời, tấm lót sẽ bảo vệ máy giặt không bị trầy xước.
Bước 4: Đặt máy xuống miếng lót với vị trí dễ dàng thay dây curoa nhất.
Bước 5: Xác định vị trí dây curoa của máy giặt. Dây curoa là sợi dây cao su màu đen, nằm bên dưới lồng giặt (với máy giặt cửa trên) và phía sau lồng giặt (với máy giặt cửa trước).
Bước 6: Tháo kẹp nối khớp cao su đồng thời vệ sinh vành đai ổ đĩa và các thiết bị sạch sẽ.
Bước 7: Trượt dây curoa máy giặt cũ ra khỏi động cơ truyền động và ròng rọc.
Bước 8: Thay thế dây curoa mới cho máy giặt bằng cách trượt nó lên động cơ và ròng rọc giống như cách bạn tháo nó ra.
Bước 9: Kiểm tra và gắn lại các khớp nối cao su và các kẹp trên vành đai máy giặt.